Bật mí cách thiết kế nội thất cửa hàng nhỏ

05/01/2019

Thu Linh

Thiết kế nội thất cửa hàng không đơn giản là việc bố trí giá quần áo hay hệ thống đèn mà cần đảm bảo tận dụng được tối đa diện tích. Đặc biệt là đối với các cửa hàng có diện tích hạn hẹp thì điều đó còn gặp rất nhiều khó khăn. Sau đây là những lưu ý mà GreenDetech gợi ý cho bạn để giải quyết các vấn đề khi thiết kế nội thất cửa hàng nhỏ nhé!

Thiết kế nội thất cửa hàng phía bên ngoài

Tại các đô thị lớn, các cửa hàng nhỏ sẽ rơi vào 1 trong hai trường hợp sau: chiều ngang hẹp ngang hoặc chiều sâu nhỏ. Với mỗi trường hợp thì có một cách giải quyết.

  • Đối với cửa hàng chiều ngang hẹp, chiều sâu lớn: Chủ shop nên dùng cửa kính cảnh ứng, chỉ dùng bảng hiệu trên cửa ra vào. Trên bảng hiệu chỉ có các thông tin như tên cửa hàng, địa chỉ, tên fanpage. Đặt 1 - 2 ma - nơ- canh về 1 phía để minh họa sản phẩm, thu hút sự chú ý.

  • Đối với cửa hàng chiều ngang lớn, chiều sâu nhỏ: Đây là 1 lợi thế. Chủ shop sử dụng cửa kính toàn bộ, treo bảng hiệu cả trên và hai bên cánh cửa. Một bên đặt ma - nơ -canh. Một bên treo quần áo đã phối sẵn áp thẳng vào kính. Đặt giá treo quần áo theo chiều dọc để người bên ngoài dễ dàng nhìn thấy từng sản phẩm.

Thiết kế nội thất cửa hàng phía bên ngoài

Thiết kế nội thất cửa hàng phía bên trong

Khi thiết kế nội thất cửa hàng phía bên trong chúng ta cần lưu ý 3 điểm sau: 

Các cửa hàng nhỏ nên sử dụng hệ thống đèn âm tường với ánh sáng vàng hoặc trắng. Bởi 2 loại ánh sáng này có tác dụng tôn da của khách hàng, nổi bật sản phẩm. Đặc biệt là chúng làm không gian cửa hàng như rộng ra và cao hơn. Các loại đèn chùm, đèn cây, đèn nhiều màu thì tuyệt đối tránh xa. Một không gian trưng bày nhiều sản phẩm cộng thêm đèn đóm lủng lẳng, nhấp nháy xanh đỏ sẽ làm khôn gian rối rắm, bí bích, tức mắt. 

Khu vực thanh toán khi thiết kế nội thất cửa hàng

Khu vực thanh toán có thể ở cạnh cửa ra vào để thuận lợi cho việc thanh toán của khách hàng cũng như kiểm soát số lượng khách ra vào. Hoặc có thể bố trí ngay chính giữa không gian giúp người bán có thể bao quát được toàn bộ hoạt động đang diễn ra trong cửa hàng. Phía sau khu vực thu ngân, bạn đặt logo, slogan của cửa hàng. Đặt ở đây sẽ tăng thêm khả năng khách hàng ghi nhớ được tên thương hiệu. Bởi vị trí này khách hàng bắt buộc phải nán lại lâu và tâm trang đang ở trang thái hưng phấn.

Mẫu bộ giá treo đồ khi thiết kế nội thất cửa hàng

Bộ giá treo sản phẩm nên được thiết kế theo chiều dọc của cửa hàng sẽ bày được nhiều quần áo mà vẫn gọn gàng giúp khách hàng dễ dàng di chuyển. Các loại giá treo phù hợp với nội thất cửa hàng nhỏ mà bạn nên tham khảo:

- Giá treo đơn: Thiết kế khung đơn giúp không gian cửa hàng thoáng hơn, giá cả phải chăng. Đặc biệt là có thể dịch chuyển linh hoạt vì thiết kế nhỏ gọn.

- Giá treo dạng thang: Để bày trí những đồ phụ kiện của cửa hàng thời trang thì thiết kế khung bậc thang của loại giá treo này là phù hợp nhất.

- Giá treo kết hợp kệ để đồ: Đây là dạng giá treo được chuộng hơn cả bởi sự đa năng của nó. Giá để treo quần áo tích hợp với bày phụ kiện hoặc đồ trang trí của cửa hàng. 

Mẫu giá treo đồ kết hợp kệ để đồ khi thiết kế nội thất cửa hàng

Bề mặt sàn nên thiết kế màu sáng hoặc màu nâu gỗ tự nhiên để không gian cửa hàng của bạn có chiều sâu hơn, sang chảnh hơn. Bạn nên sắp xếp quần áo theo từng loại, mỗi loại chỉ treo đại diện để khách hàng dễ dàng trong việc mua sắm. Sản phẩm nên được treo ở độ cao ngang vai, khách hàng dễ dàng nhìn ngắm, ướm thử.

Thiết kế bên trong nội thất cửa hàng

Đối với một nơi để kinh doanh thì không thể thiếu bàn thờ Thần Tài – Ông Địa để hút lộc, mua may bán đắt. Bàn thờ phải đặt đúng nguyên tắc. Đó là phải đặt tại vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách đến cửa hàng. Theo phong thủy, có 2 hướng nên chú ý khi đặt bàn thờ. Một là theo hướng tốt của chủ shop, hai là theo hướng đón lộc.

Bàn thờ Thần Tài - Ông Địa là một thứ không thể thiếu khi thiết kế nội thất cửa hàng

Sandy & Thu Linh