Bật mí những yêu cầu khi thiết kế cầu thang sắt

16/01/2019

Thu Linh

Khi thiết kế cầu thang sắt, chủ nhà thường phân vân nên để cầu thang ở đâu cho đẹp, cho gây ấn tượng với người khác. Đặc biệt là sao cho hợp với phong thủy để khai thông vận khí, rước điều may vào nhà. Dưới đây là 3 lưu ý mà GreenDetech bật mí cho bạn khi bố trí, thi công cầu thang sắt.

1. Số liệu tiêu chuẩn của cầu thang sắt

Sự an toàn cần được đặt lên hàng đầu khi thiết kế cầu thang sắt nói riêng và các loại cầu thang khác nói chung. Đây là tiêu chuẩn ưu tiên áp dụng không chỉ cho các công trình công cộng mà còn áp dụng cho nhà ở dân dụng. Chiều rộng của thân cầu thang nên từ 0,9 đến 1,2 m là an toàn nhất cho người sử dụng.

Cầu thang sắt nên rộng từ 0,9 đến 1,2m và có lan can để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng

Bên cạnh đó, độ dốc của cầu thang cũng nên được quy định theo chiều cao và chiều rộng. Ví dụ chiều cao khoảng 85 cm, chiều rộng là 14 cm thì độ cao của bậc thang ở mức 15 cm là phù hợp, đúng yêu cầu về an toàn, hợp lý cho mọi lứa tuổi.

Theo phong thủy, cầu thang nhất định phải có lan can. Đối với gia đình có người già và trẻ nhỏ, hãy chọn nhưng loại lan can tương đối khít, khoảng cách giữa các thanh sắt nhỏ. Gia đình có trẻ em nên chọn những loại lan can có hoa văn nhẹ nhàng, không sắc nhọn, an toàn cho trẻ nhỏ khi chạm tay vào.

2. Lựa chọn cầu thang sắt cần phù hợp với diện tích nhà

Tùy thuộc vào diện tích to nhỏ của không gian sống, bạn sẽ chọn được kiểu cầu thang sắt phù hợp với nội thất của căn hộ, tiện dụng.

Trên thị trường, có rất nhiều mẫu cầu thang thông dụng có thể kể đến như cầu thang đổi chiều, cầu thang chữ L, xoắn ốc, cầu thang thẳng,... Mỗi loại cầu thang sắt đều có những ưu nhược điểm riêng:

  • Cầu thang xoắn ốc: Kiểu cầu thang này rất tiết kiệm diện tích, mang giá trị tạo hình cao.

  • Cầu thang thẳng: hình dáng đơn giản, thường dùng cho các nhà có tầng thấp.

Cầu thang sắt dáng thẳng được nhiều người tin dùng

  • Cầu thang chữ L ( đổi chiều 90 độ): Loại cầu thang có dáng đơn giản và tạo cảm giác chắc chắn. Nó khá giống cầu thang thẳng chỉ khác là đến một đoạn sẽ gập 90 độ về một hướng khác để di chuyển đến điểm mong muốn ở lầu trên.

Cầu thang chữ L có đoạn gấp 90 độ rất kén không gian khi thiết kế

  • Cầu thang đổi chiều 180 độ: Mẫu này cùng loại với cầu thang thẳng và hình chữ L. Điểm khác biệt là đến một mức độ cao nào đó nó sẽ gập 1 góc 180 độ ngược hướng đi lên. Cầu thang này tiết kiệm diện tích hơn so với cầu thang thẳng, thích hợp với phần góc nhà hoặc để ngăn cách giữa các khu vực.

3. Phong thủy trong vị trí đặt cầu thang

Thông thường cầu thang nên được đặt ở phía bên trái hoặc bên phải của nhà để vừa tiết kiệm diện tích, vừa phù hợp với phong thủy. Cầu thang tuyệt đối không được đặt ở trung tâm ngôi nhà hoặc đối diện với cửa ra vào, cửa nhà bếp hay đối diện với nhà vệ sinh làm chắn luồng sinh khí lưu thông trong căn nhà. Đặc biệt, khi cầu thang thẳng lối ra vào sẽ khiến gia đình bị ly tán, các mối quan hệ rạn nứt, tiêu hao tài sản. Nếu bất đắc dĩ phải đặt cầu thang ở đây hoặc lỡ đặt cầu thang ở đây rồi thì bạn cần thiết kế một cửa kéo bằng nhôm hoặc kệ tủ nhỏ ngăn cách. Chân cầu thang nên đi từ hướng tốt lên, tránh đặt cầu thang từ phía sau nhà đi lên làm các tầng trên. Vì nó sẽ làm suy khí. 

Nhiều gia đình tận dụng chân cầu thang làm nhà vệ sinh. Đúng là rất hợp lý về mặt mỹ học nhưng lại không hợp lý về mặt phong thủy. Vì nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang mang lại âm khí cực kỳ lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tài vượng và sức khỏe của thành viên gia đình nhất là người già và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, cầu thang sắt phải liền mạch, không được phép đứt đoạn hoặc có lỗ hổng. Vì theo phong thủy, nó đem đến những điều xấu cho gia chủ. Do vậy trong trường hợp, cầu thang sắt bị hỏng, bạn cần gọi thợ sửa ngay để đảm bảo vượng khí tốt nhất trong nhà.

Yếu tố phong thủy khi lựa chọn cầu thang sắt

Trên đây là một số lưu ý khi thiết kế cầu thang sắt. Hy vọng bạn có thể vận dụng tốt những kiến thức này khi thiết kế cầu thang cho tổ ấm của mình. Chúc gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và phát đạt.

Thu Linh