Bếp ở phòng khách – Ưu và nhược điểm
07/12/2018
Phòng bếp ở phòng khách đã không còn là một thiết kế xa lạ với nhiều gia đình. Bởi đây là giải pháp giúp nhiều không gian nhỏ hẹp tiết kiệm diện tích. Cùng Greendetech tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của bếp trong phòng khách nhé.
Một số lưu ý khi thiết kế bếp ở phòng khách
Thiết kế bếp ở phòng khách phù hợp với những căn nhà ống hay chung cư có diện tích nhỏ. Khi thiết kế phòng khách và phòng bếp chung nên chú ý đến vấn đề không gian. Bạn nên tạo ra không gian liền mạch, ấm cúng nhưng vẫn có sự phân chia rõ ràng giữa không gian phòng khách và khu vực ăn uống. Có thể sử dụng các loại kệ nhỏ, vách ngăn hay rèm để ngăn cách không gian. Hiện nay, các loại kệ, vách ngăn cho mẫu thiết kế này rất đa dạng cả về mẫu mã và chất liệu. Thông thường, chất liệu gỗ khá phổ biến bởi vẻ ngoài sang trọng cùng độ bền cao.
Bếp ở phòng khách khi thiết kế nên lưu ý việc lựa chọn kích thước đồ nội thất sao cho phù hợp. Nếu phòng khách đã lựa chọn những đồ dùng nội thất có diện tích lớn như các bộ sofa hay đồ gỗ cầu kì chi tiết thì phòng bếp nên lựa chọn đồ nội thất tối giản, với diện tích nhỏ hơn.
Lưu ý đối với thiết kế phòng khách và phòng bếp chung cho chung cư nhỏ đó là không nên sử dụng đồ nội thất tối màu, Bởi nó gây cảm giác căn nhà chật hẹp và thiếu sức sống hơn.
Ưu nhược điểm của bếp ở phòng khách
Phòng bếp được đặt ở phòng khách có thể hiểu là khi 2 không gian này được đặt trong nhau. Mẫu thiết kế này thường được sử dụng trong các gia đình nhỏ, eo hẹp về diện tích. Nếu bạn có ý định sử dụng bếp ở phòng khách thì những ưu nhược điểm dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo thêm:
1. Ưu điểm:
- 2 không gian được tích hợp với nhau tạo nên sự thuận tiện cho người sử dụng. Bạn có thể đi lại trong căn nhà của mình từ khu vực bếp đến phòng khách mà không mất nhiều thời gian. Lúc này, phòng khách hay phòng bếp diện tích cũng được tăng lên đáng kể giúp bạn có thể tổ chức những bữa tiệc đông người hay các buổi tụ họp bạn bè sôi động. Chính nhờ ưu điểm này mà thiết kế bếp ở phòng khách được nhiều gia chủ lựa chọn. Với không gian lớn không có các vật ngăn cách như tường, cửa ra vào... bất kể phòng khách hay phòng bếp của bạn đều trở nên rộng rãi hơn.
- Giảm thiểu chi phí xây dựng: Thay vì đầu tư thêm chi phí để ngăn tách hai không gian phòng khách và phòng bếp, với thiết kế bếp ở phòng khách, bạn có thể tiết kiệm một khoản kha khá chi phí xây dựng. Đồng thời, hai căn phòng có chung một không gian sẽ giúp giảm thiểu điện năng tiêu thụ. Nguồn điện chiếu sáng có thể được tận dụng giúp cho hóa đơn tiền điện của bạn giảm bớt.
- Tạo nên nét hiện đại, trẻ trung cho căn hộ của bạn
Nhược điểm:
- Dễ khiến mùi thức ăn ảnh hưởng đến các phòng khác: Một trong những nhược điểm lớn của thiết kế bếp ở phòng khách chính là ám mùi. Mùi thực phẩm trong quá trình chế biến rất dễ bám vào các đồ vật trong nhà tạo nên cảm giác ngột ngạt khó chịu khiến con người không thoải mái. Đồng thời, phòng bếp là nơi tích tụ hỏa khí khiến phòng khách cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Hiện nay đã có các hệ thống máy hút mùi, khử mùi hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng, máy chỉ xử lý được phần nào mùi thực phẩm.
- Không tốt về mặt phong thủy: Theo phong thủy, bếp là nơi có nhiều hoả khí. Đặt bếp ở phòng khách sẽ khiến luồng khí nóng này lưu thông trong nhà ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Ngoài ra, bếp là nơi chế biến bữa ăn của gia đình, cất giấu của cải cho nên không được đặt ở những nơi dễ nhìn thấy, tiếp khách. Để hóa giải điều này, gia chủ nên lựa chọn thiết kế phòng bếp chung phòng khách không nhìn thẳng, đối diện nhau.
Trên đây là những chia sẻ của Greendetech về thiết kế bếp ở phòng khách. Hy vọng những thông tin trên đã giúp quý vị và các bạn có thêm hiểu biết để lựa chọn được mâu thiết kế phù hợp với gia đình mình.