Kích thước giếng trời như thế nào là hợp lý

07/01/2019

PHẠM TRẦN HIẾN

Các đô thị nhà ở san sát dẫn đến nhiều ngôi nhà không có mặt thoáng. Thêm nữa mặt tiền hẹp, chiều sâu lớn nên ánh sáng tự nhiên không thể đi đến từng căng phòng, từng ngóc ngách của ngôi nhà. Lúc này chỉ có giếng trời là giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên có phải nhà nào cũng có kích thước giếng trời giống nhau không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

1. Giếng trời là gì? 

Kích thước giếng trời nhà ống chỉ 1 đến 2 mét vuông

Giếng trời chỉ mới phổ biến gần đây. Nó là khoảng không gian xuyên suốt từ tầng trệt lên tới mái nhà. Miệng giếng được biệt lại bằng hệ khung sắt/ inox và kính để bảo đảm an toàn và chống trộm cắp. Giếng trời được ứng dụng trong nhiều công trình kiến trúc (nhà ở, nhà hàng, khách sạn,...). Tác dụng của nó là cung cấp ánh sáng tự nhiên, không khí, gió trời cho toàn ngôi nhà hoặc một bộ phận trong ngôi nhà. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy. Vì vậy, giếng trời nên được đặt cung tốt, tránh hướng Bắc của ngôi nhà.

2. Kích thước giếng trời như thế nào mới hợp lý?

Kích thước giếng trời biệt thự từ 4 đến 6 mét vuông

Cũng như giếng nước thông thường, kích thước giếng trời đa dạng. Nếu thi công giếng trời tại một vị trí thích hợp, kích thước ưng ý thì căn nhà sẽ đẹp hơn rất nhiều. Ngược lại thì nó có thể phá vỡ sự cân bằng, tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Sau đây là kích thước giếng trời phù hợp với từng loại nhà.

  • Nhà ống có nhiều ngang nên thi công giếng trời có thiết diện hình chữ nhật hoặc hình vuông.
  • Nhà vuông phù hợp với nhiều loại giếng trời. Giếng trời có thiết diện hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật đều được.
  • Nhà chữ L nên thi công giếng trời hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Những căn nhà có diện tích dưới 70m2 thì giếng trời chỉ khoảng từ 1 đến 2 mét vuông. Các căn nhà rộng lớn thì cũng chỉ để kích thước giếng trời tối đa là 6 mét vuông. Với kích thước như này, giếng trời sẽ có đa dạng các hình thù từ vuông, tròn, bầu dục đến ngôi sao 5 cánh. 

3. Vị trí đặt giếng trời

Kích thước giếng trời tối thiểu là 1 mét vuông

Vị trí của giếng trời không bắt buộc phải nằm ở vị trí nhất định nào cả. Chỉ cần tránh đặt ở hướng Bắc của ngôi nhà là được. một số vị trí bạn có thể xem xét gồm:

  • Vị trí trung tâm ngôi nhà. Vị trí này có thể phân tán ánh sáng, không khí, gió đi khắp ngôi nhà.

  • Vị trí cuối nhà hoặc đầu nhà tuy hạn chế về mặt phân bổ ánh sáng, không khí, gió nhưng lại hợp lý tỏng việc tạo nên tiêu cảnh (vườn cây khô, bể cá cảnh)

  • Kết hợp với cầu thang để tạo ra những cộng hưởng về ánh sáng và ô cầu thang. Ánh sáng xuyên qua các ô cầu thang sẽ phản chiếu lên tường tạo ra các hình thù rất đẹp mắt.

Xu hướng thiết kế giếng trời ngày càng phổ biến hơn. Do đó các kiểu trang trí hệ khung miệng giếng, các mảng tường, đáy giếng càng phong phú. Muốn tìm hiểu chi tiết hơn, quý khách hàng đón đọc bài viết "Thiết kế giếng trời cho nhà phố" phải nắm chắc những điều này hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline của GreenDetech 0914 552 701 l 0931 515 522.