Quy trình thi công trần thạch cao thả đơn giản

12/01/2019

Thu Linh

Hiện nay, trần thạch cao thả đang được khá nhiều người ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao và chi phí thấp. Nhưng ít người biết rõ ưu, nhược điểm và cách làm trần nên dễ bị thợ qua mắt. Trong bài viết này, GreenDetech sẽ đưa ra cách làm trần thạch cao thả để bạn tham khảo.

1. Trần thạch cao thả là gì?

Trần thạch cao thả hay còn gọi là trần nổi là dạng trần thạch cao được thiết kế có khung xương hiện ra bên ngoài sau khi đã hoàn thiện. Người ta có thể thấy một phần của xương trần và tấm trần. Chúng có tác dụng trong việc che đi các chi tiết kỹ thuật như ống nước, ống dây ruột gà đi đường dây điện. 

Nguyên vật liệu của trần thạch cao thả gồm: thanh phụ, theo treo, thanh viền tường, thanh phụ, thanh chính.

 

Cấu trúc của trần thạch cao thả

2. Ưu, nhược điểm của trần thạch cao thả

Trần thạch cao thả rất phổ biến trong các trần nhà ở chung cư, văn phòng,...

Trần thạch cao thả rất phổ biến trong các trần nhà ở chung cư, văn phòng, siêu thị, sân bay, nhà ga, trung tâm thương mại… bởi nó mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể như:

-  Trần thạch cao thả thi công rất nhanh, tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian thi công.

-  Kết cấu nhẹ, có thể tháo các tấm trần xuống để lau chùi cho sáng bóng khi bị bụi bặm.

-  Khi có trục trặc về kỹ thuật, trần thạch cao thả rất thuận tiện trong việc lắp đặt, sửa chữa các đường dây hoặc các thiết bị kỹ thuật khác.

-  Chất liệu trần thạch cao thả có khả năng cách âm, khả năng chống lan truyền lửa, không sinh ra khói độc. Chính vì vậy mà trần thả thường được thiết kế ở chung cư, khu đông dân cư.

Tuy nhiên, trần thả thạch cao thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mã sẽ khó khăn. Đặc biệt, các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian. Vì vậy trần thả ít ứng dụng cho không gian nhỏ mà thường được ứng dụng cho các không gian lớn. 

Trần thạch cao thả thường được dùng cho các không gian lớn 

3. Cách làm trần thạch cao thả đơn giản nhất

  • Bước 1: Xác định độ cao của trần nhà

Bạn cần phải lấy chính xác chiều cao trần bằng tia laser hoặc ống nivo( khuyên bạn nên dùng tia laser sẽ dễ dàng và chính xác hơn). Sau đó dùng bút đánh dấu, ghi chú những chỗ trần nổi để tính toán theo khung xương sao cho phù hợp. Đây là bước khá quan trọng, nếu tính toán sai sẽ khiến khung xương, tấm trần không tương thích với nhau.

Cách xác định độ cao trần nhà và cố định thanh viền khi làm trần thạch cao thả

  • Bước 2: Cố định thanh viền tường

Tùy vào từng loại vách tường và không gian lắp đặt mà sử dụng mũi khoang hoặc búa đóng đinh thép để cố định thanh viền vào tường hoặc vách. Khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan không được quá 300mm. Trước khi tiến hành khoan nên đo đạc để tính toán lỗ khoan cho đều nhau.

  • Bước 3: Phân chia trần

Đối với trần thạch cao dạng thả thì nên tuân thủ theo kích thước là: 610x610mm ,600×600 mm , 610×1220 mm, 600 x1200 mm. Đây là khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ.

  • Bước 4: Móc

Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200 - 1220mm. Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 600mm - 610mm.Các điểm treo sẽ dùng khoan bê tông khoan trực tiếp vào sàn bằng mũi khoan 8mm và được liên kết bằng pát và tắc kê nở.

Cách làm trần thạch cao thả đơn gian

  • Bước 5: Móc và liên kết thanh chính

Sử dụng khung xương kết nối với nhau bằng cách gắn lỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh chính, khoảng cách móc treo trên thanh chính theo khẩu độ 800 - 1200mm. Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái và đo độ phẳng của khung.

  • Bước 6: Móc và liên kết thanh phụ

Dùng 2 thanh phụ lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính với đầu ngàm của thanh phụ, khoảng cách 600mm (hoặc 610 mm). Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.

  • Bước 7: Điều chỉnh

Sau khi lắp đặt xong các thanh chính và thanh phụ cho phù hợp, thì cần phải điều chỉnh lại cho khung xương ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng. Dùng dây chéo, máy laser hay thước để kiểm tra lại độ bằng từng vùng có phù hợp với thiết kế hay không.

  • Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung

Dùng tấm thạch cao với kích thước là 605x605mm cho hệ thống 610 x 610mm , 595 x 595mm cho hệ thống 600 x 600mm , 605 x 1210mm cho hệ thống 610 × 1220mm hoặc 595 x 1190mm cho hệ thống 600 × 1200mm .Các tấm trần sẽ được đặt trong hệ thống khung đã lắp đặt sao cho thật phẳng,thật ngay ngắn.

Bước lắp đặt tấm lên khung khi thiết kế trần thạch cao thả

  • Bước 9: Xử lý viền trần

Đối với sườn trần thì người thi công nên sử dụng cưa hoặc kéo để cắt đi phần viền thừa. Nên dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên bề mặt tấm trần,bẻ tấm ra theo hướng đã vạch,dùng dao rọc phần giấy còn lại.

  • Bước 10: Nghiệm thu và vệ sinh

Cuối cùng chúng ta kiểm tra lại công trình sau khi hoàn thành có mắc lỗi gì không và vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên trần.

Thu Linh