Tất tần tật về các mẫu mái che giếng trời
19/01/2019
Giếng trời mở ra một không gian khoảng 1 - 6m2 kết nối nhà với thiên nhiên. Vì vậy không chỉ ánh sáng, không khí mà nước mưa cũng có thể chảy vào trong nhà. Để điều chỉnh lượng ánh sáng, gió, ngăn chặn nước mưa chảy vào trong nhà thì bắt buộc phải lắp đặt mái che. Bài viết hôm nay GreeDetech liệt kê tìm hiểu những loại mái che giếng trời và ưu nhược điểm của chúng.
1. Lưu ý khi thiết kế mái che giếng trời
Thứ nhất, về yếu tố kĩ thuật, phải đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Bạn nên sử dụng những vật liệu nhẹ, có độ bền cơ học cao (chịu được nhiệt độ cao - thấp, chịu được gió, chịu được mưa) để làm mái che giếng trời. Nếu dùng vật liệu có trọng lượng lớn thì cần thiết kế phần khung đỡ để đảm bảo sự chắc chắn. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra mái che giếng trời thường xuyên.
Thứ hai, bạn nên sử dụng loại vật liệu có độ trong suốt nhất định để ánh sáng có thể vào nhà nhưng với cường độ vừa đủ.
Thứ ba, có thể thiết kế những kiểu mái che theo sở thích nhưng chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn mái dạng vòm hoặc có độ dốc vừa đủ để nước mưa và bụi bẩn có thể dễ dàng trôi xuống. Các mối nối thiết kế khít nhau để đảm bảo nước mưa không ngấm qua được.
Thứ tư, để đảm bảo sự thông thoáng trong nhà, cần thiết kế thêm thiết bị hút gió. Hoặc thiết kế mái che có thể mở được theo nhu cầu của gia chủ.
2. Các mẫu mái che giếng trời đang được săn đón
-
Dựa vào tính chất của mái che giếng trời
- Mái che cố định: Mái che cố định được sử dụng nhiều nhất vì nó được lắp đặt rất đơn giản và cũng có nhiều mức giá cho mọi người lựa chọn. Để đảm bảo an toàn, đảm bảo nhu cầu sử dụng, bạn nên sử dụng những vật liệu lấy sáng và chịu nhiệt tốt như tấm poly dày hay kính cường lực.
Tuy nhiên, vì là cố định, nên mái che này phải chịu nắng gắt chiếu cả ngày, dẫn đến nguy cơ bị hấp nhiệt. Greendetech đưa ra giải pháp khắc phục là dán thêm những tấm phim cách nhiệt ở mặt trong mái che hoặc lắp thêm ô gió để thoát hơi nóng.
- Mái che di động: Loại mái này cho phép bạn có thể đóng - mở giếng trời của mình theo nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên giải pháp này có giá thành đắt hơn mái che cố định. Ngoài ra, bạn cần đề phòng trường hợp quên chưa đóng giếng trời khi ra ngoài bằng cách lắp thêm thiết bị điều khiển từ xa. Hiện trên thị trường có 3 loại mái lợp di động với chi phí tăng dần:
- Mái kéo thủ công: Loại mái này buộc bạn phải tự đóng - mở giếng trời bằng những công cụ hỗ trợ như tay, hệ thống công tắc điện.
- Mái motor điện: Giống như cửa cuốn, chỉ cần một chiếc điều khiển bạn đã có thể chỉnh giếng trời đóng - mở rồi.
- Mái gắn cảm biến: Hệ thống cảm biến điện tử sẽ thu nhận tín hiệu của thời tiết để tự động đóng lại khi trời mưa và mở ra khi trời tạnh. Tương tự như vậy với những ngày trời nắng.
-
Dựa vào chất liệu làm mái che giếng trời
- Mái che giếng trời bằng kính: Đây là loại vật liệu được nhiều người ưa chuộng vì nó có rất nhiều ưu điểm:
- Độ bền cao, chịu được nhiệt độ cao, không phải thường xuyên bảo trì hoặc thay thế như các loại mái kính thông thường khác;
-
Dễ dàng trong việc tháo lắp vận chuyển.
-
Không gây nguy hiểm cho người phía dưới vì kính vỡ sẽ thành các mảnh nhỏ dạng hạt ngô không có cạnh sắc nhọn như kính thường. Đồng thời có khả năng chịu lực tốt nhờ thiết kế nhờ tay đòn thép và sơn tĩnh điện cao cấp. Tay đòn thép là khung đỡ cho thanh thép chính nằm theo chiều dốc của mái nhà. Sơn tĩnh điện là một công nghệ sơn sử dụng nguyên lý điện tử để tạo ra sự bám dính cho màng sơn.
- Trong suốt nên ánh sáng tự nhiên đi qua dễ dàng, nhưng vẫn đảm bảo không bị dột khi mưa.
- Mang giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn với thiết kế gọn nhẹ, thời trang, kiểu dáng sang trọng – hiện đại.
Bên cạnh đó, loại mái che bằng kính còn có những nhược điểm, cụ thể là:
- Giá thành cao hơn những vật liệu thông thường.
- Có trọng lượng khá lớn.
- Kính không hấp thụ ánh sáng, cho ánh sáng đi qua dễ dàng nên những ngày hè, cường độ ánh sáng mạnh sẽ dẫn đến việc thừa nhiệt cho ngôi nhà.
- Khâu lắp ráp vô cùng phức tạp đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao.
- Mái che giếng trời bằng chất liệu tổng hợp: Chất liệu thường dùng là nhựa polycarbonate gọn nhẹ, dễ di chuyển và lắp đặt. Đặc biệt là nhựa rất bền và giá thành rẻ hơn kính. Nhưng nó không được sang trọng, không đẹp như kính.
- Mái che giếng trời bằng tôn: sử dụng mái che bằng tôn thì sẽ tiết kiệm được chi phí mua vật liệu, chi phí thi công. Tôn cũng là vật liệu có độ bền cao. Tuy nhiên tôn sẽ che ánh sáng vào nhà. So với kính và nhựa, tôn là kém về mặt thẩm mỹ nhất.
Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ lựa chọn được mẫu mái che giếng trời vừa đẹp vừa tiết kiệm chi phí cho không gian sống của mình. Nếu muốn biết giếng trời như thế nào mới là hợp phong thủy, bạn có thể tham khảo bài viết "Thiết kế giếng trời trên cầu thang theo phong thủy".
Thu Linh