Thiết kế giếng trời cho nhà ống giúp tăng thêm ánh sáng cho không gian
22/01/2019
Qũy đất eo hẹp của thành phố khiến những ngôi nhà ống san sát nhau dẫn đến thiếu ánh sáng, ngột ngạt. Tuy nhiên, có một giải pháp khắc phục được những nhược điểm này, đó là thiết kế giếng trời cho nhà ống. Đây là cách thiết kế giúp đem ánh sáng và không khí thiên nhiên vào nhà lại có tính thẩm mỹ cao.
1. Giếng trời là gì? Ưu nhược điểm giếng trời cho nhà ống
Giếng trời là một khoảng không gian theo phương pháp thẳng đứng, thông từ tầng trệt tới mái nhà. Tùy theo nhu cầu và sở thích, một ngôi nhà có thể có hoặc không có giếng trời.
Giếng trời có chức năng chính là lấy ánh sáng từ bên ngoài, trao đổi không khí. Nó rất phù hợp với nhà ống, nhà bị vây bởi các ngôi nhà cao tầng khác không mở được cửa sổ. Giếng trời cũng là một cách trang trí ngôi nhà. Ngoài ra, nếu giếng trời hợp nguyên tắc phong thủy thì nó còn có khả năng cân bằng được các luồng khí, đem tới tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Ưu điểm:
- Tác dụng lấy ánh sáng. Đối với những ngôi nhà ống lại có mặt tiền nhỏ, san sát với những ngôi nhà khác thì đây chính là giải pháp kiến trúc hiệu quả nhất. Theo phong thủy, ánh sáng tự nhiên là nguồn sinh khí giúp ngôi nhà loại bỏ được các luồng khí xấu, có tác dụng tốt cho sức khỏe con người.
- Tác dụng thông gió, điều hòa không khí. Nhờ khả năng đón gió tự nhiên mà quá trình lưu thông, trao đổi giữa khí nhà và khí trời diễn ra thường xuyên hơn. Chính điều đó giúp cho ngôi nhà luôn thoáng mát và trong lành.
- Có giá trị thẩm mỹ cao. Chính vì được cung cấp ánh sáng mà ngôi nhà thêm sáng sủa, rộng rãi. Mội bộ phận của giếng đều tạo được cảnh đẹp. Cụ thể miệng giếng lắp khung hoa sắt tạo hiệu ứng bóng đổ, lưng giếng treo tranh, treo cây, đáy giếng làm hồ cá hoặc vườn câu khô.
- Tiết kiệm điện năng. Chính bởi khả năng lấy ánh sáng hiệu quả của giếng trời mà không gian nhà ở sáng sủa hơn, hạn chế được việc bật đèn trong nhà.
Nhược điểm:
- Tình trạng thừa sáng. Mùa hè đến, lượng ánh sáng nhiều, mạnh nên nhà bạn sẽ bị thừa sáng nếu không có rèm. Kính cường lực cho 90% ánh sáng đi qua nên nhiệt độ trong nhà cũng tăng lên đáng kể. Đồ nội thất, đồ gia dụng ở quanh giếng trời có thể bị phai màu sơn, hư hỏng.
- Âm thanh vang vọng trong nhà. Thực chất mà nói giếng trời như một chiếc ống khổng lồ. Nếu âm thanh phát ra trong khu vực giếng trời sẽ vang, to, đứng ở vị trí nào trong nhà cũng có thể nghe được.
2. Cấu tạo của giếng trời cho nhà ống
Nhìn chung trong không gian nhà, giếng trời có 3 phần cơ bản:
- Đáy giếng: Đây là phần dưới cùng của giếng trời (tầng trệt). Chủ yếu khu vực này được sử dụng với mục đích để trang trí: trồng cây cảnh nhỏ, làm non bộ,... Thông thường giếng trời nằm ở phòng khách, phòng ăn.
- Thân giếng: Đây là phần có chức năng dẫn ánh sáng đến các khu vực trong nhà.
- Đỉnh giếng: Phần này sẽ bao gồm có mái che và hệ khung mái. Vật liệu chủ yếu làm mái che gồm: kính, nhựa polycarbonate, bạt, tôn. Đây là phần lấy ánh sáng và gió cho ngôi nhà.
3. Những lưu ý khi làm giếng trời cho nhà ống
- Nếu ngôi nhà đã đủ lượng ánh sáng mà lại có diện tích hạn chế thì nên cân nhắc. Giếng trời có diễn tích nhỏ nhất tầm 1 mét vuông.
- Nếu ngôi nhà hình vuông lại theo phong cách cổ điển, tân cổ điển thì không nên tạo giếng trời vì nó đánh mất vẻ cổ kính, sang trọng của căn nhà.
- Đảm bảo hệ thống giá đỡ, chất lượng kính cường lực, cái mối nối, độ nghiêng của mái che để tránh dột nước.
- Một số gia đình làm giếng trời để lấy nước và nắng giúp cây xanh phát triển nên tính toán hệ thống thoát nước sàn ở đáy giếng cẩn thận. Ngoài ra vẫn nên làm mái che tự động. Mưa lớn quá thì đóng miệng giếng lại.
Sandy & Thảo Nguyễn