Thiết kế giếng trời trên cầu thang theo phong thủy

19/01/2019

Thu Linh

Những ngôi nhà ống quá hẹp, không thể lãng phí mấy mét vuông đất để làm non bộ, vườn khô, bể cá ở đấy giếng trời được thì giếng trời trên cầu thang là vị trí tốt nhất. Lợi ích của nó như thế nào, phương pháp thiết kế, thi công ra sao thì hãy theo dõi từ đầu đến cuối bài viết nhé.

1.  Lợi ích của thiết kế giếng trời trên cầu thang

  • Tiết kiệm năng lượng: Do được ánh sáng chiếu liên tục cả ngày nên gia chủ không phải bật đèn. Nhưng ngày trời gió nhà thì nhà cũng khá thoáng mát không cần phải bật điều hòa. Nhờ vậy, gia chủ tiết kiệm được kha khá số điện năng tiêu thụ. 
  • Lưu không khí: Những căn phòng ở cuối nhà của những căn nhà ống, nhà lô vừa sâu vừa cao thường bị bí khí. Vào trong rất ngột ngạt, người ngủ trong đó hay mê mệt. Nhờ có giếng trời các phòng đó mới có nhiều không khí hơn. 

Thiết kế giếng trời trên cầu thang là giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng, lưu thông không khí

  • Phong thủy: Giếng trời thường được kết hợp với cầu thang, ở vị trí trung tâm hoặc bên cạnh cầu thang. Theo phong thủy, cầu thang là xương sống của nhà ống, giếng trời lại là khu vực trung tâm giúp ngôi nhà tiếp xúc, giao hòa với không khí bên ngoài. Phần xương sống và “miệng” của nhà ở không nên xô lệch, sẽ tạo cảm giác không thoải mái, người trong nhà sống bất an. 
  • Sự riêng tư: Mở cửa chính quá to thì người ngoài sẽ dễ dàng nhìn thấy trong nhà bạn có gì, đang xảy ra chuyện gì. Người tốt thì không sao, nhưng người xấu thì gia đình sẽ gặp chuyện thị phi hoặc thậm chí bị rình rập và mất trộm. Lúc này chỉ có giếng trời là vừa giải quyết được vấn đề ánh sáng, vừa đảm bảo sự riêng tư. 
  • Yếu tố thẩm mỹ: Nhiều gia đình tốn rất nhiều tiền làm cầu thang. Nó chính là điểm nhấn của căn nhà. Nhưng nếu điểm nhấn này nằm trong bóng tối thì chẳng thể tỏa sáng được. Giếng trời trên cầu thang sẽ giúp gia chủ tôn lên tác phẩm vài chục triệu đồng này.

2.  Chọn kích thước khi thiết kế giếng trời trên cầu thang

Theo tiêu chuẩn xây dựng, kích thước giếng trời phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn (đối với các phòng có nhiều cửa sổ) và phải nhỏ hơn 15% diện tích mặt sàn (đối với phòng có ít cửa sổ). Kích thước lý tưởng giếng trời trong các nhà nhỏ khoảng 1 - 2 mét vuông, nhà to tầm 4 - 6 mét vuông. Đối với giếng trời trên cầu thang thì diện tích của nó phụ thuộc cả vào diện tích cầu thang nữa. Chiều dài giếng trời phụ thuộc vào chiều sâu ngôi nhà. 

Thiết kế giếng trời cầu thang có diện tích phụ thuộc vào diện tích cầu thang

Cấu tạo giếng trời trên cầu thang theo 3 phần gồm:

  • Phần đáy: Nếu giếng trời có diện tích vừa bằng diện tích cầu thang thì phần đáy của giếng trời chính là cầu thang. Vì vậy, nó tiết kiệm hơn các loại giếng trời khác do không phải tạo bể cá, non bộ hay vườn cây khô. Nếu giếng trời có diện tích lớn hơn diện tích cầu thàng, đáy giếng vẫn là sàn tầng trệt.

  • Phần lưng: Là các diện tường thằng đứng từ tầng trệt đến mái của ngôi nhà. Các phòng hoặc khoảng không gian tiếp xúc với giếng trời ở phần lưng nên có các cửa sổ, ô gió… để lấy không khí và ánh sáng tối đa.

  • Phần mái: Giếng trời trên cầu thang bắt buộc phải là giếng trời có mái ché. Nếu không nước mưa hoặc các vật bay tự do trong trên trời sẽ xâm nhập vào nhà. Các vật liệu làm mái che cho giếng trời tốt và rẻ, bạn có thể tham khảo trong bài viết "Tất tần tật về các mẫu mái che giếng trời"

3.  Cách trang trí khi thiết kế cầu thang kết hợp giếng trời

Đầu tiên, bạn có thể biến những khoảng giếng trời này thành những mảng xanh trong nhà với chậu treo hoặc dây leo xanh trên 4 diện tường. Hoặc để đỡ công chăm óc thì bạn có thể ốp đá hoặc dùng tranh 3D. 

Trên đỉnh giếng có thể trang trí bằng hệ khung hoa sắt. Những kết cấu sắt, thép này khi được ánh nắng chiếu xuống, đổ bóng lên tường rất đẹp. Một giải pháp nữa là dùng đèn thả. Mặt khác. ánh sáng chiếu liên tục cả ngày sẽ gây nóng bức, muốn khắc phục nhược điểm này, gia chủ cần lắp rèm. À dạo gần đây có rất nhiều mẫu rèm đẹp nên nó cũng là một công cụ trang trí tốt cho giếng trời. 

Những giếng trời trên cầu thang có diện tích rộng hơn cầu thang, phía đáy giếng có thể tạo vườn khô, tiểu cảnh, bể cá, hòn non bộ… Những loại cây GreenDetech khuyên bạn trồng gồm vạn niên thanh, các loại cây leo, cọ cảnh, cây phát lộc... vì chúng không tốn nhiều thời gian chăm sóc, dễ sống và mang ý nghĩa phong thủy tốt. 

Đèn thả là giải pháp hàng đầu khi thiết kế giếng trời trên cầu thang

Sandy & Thu Linh