Trước khi thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhất định phải biết những điều này

24/01/2019

huong ly

Tiểu cảnh giếng trời là bộ phận đặc biệt quan trọng để tạo nên một giếng trời đẹp, hợp phong thủy. Vậy có những loại tiểu cảnh giếng trời nào? Có cần lưu ý phong thủy gì khi thiết kế không? Hãy cùng Greendetech giải đáp thắc mắc này.

1.   Tiểu cảnh giếng trời là gì?

Tiểu cảnh là loại kiến trúc cảnh quan có kích thức thu nhỏ. Một tiểu cảnh luôn đảm bảo 3 yếu tố: mộc (cây xanh), thổ (đất đá) và thủy (nước).Tiểu cảnh thường được đặt ở 4 vị trí thường thấy như: chân cầu thang, giếng trời, sân vườn, ban công. Trong đó, tiểu cảnh giếng trời ngày càng phổ biến và được ưa chuộng.

Giếng trời có chức năng lấy sáng, thoáng khí và liên kết căn nhà với không gian bên ngoài. Thiết kế tiểu cảnh dưới giếng giúp căn nhà thẩm mỹ hơn, tạo không gian sống động, hài hòa. Đây sẽ là nơi thư giãn rất tốt cho gia chủ sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Theo phong thủy, tiểu cảnh giếng trời sẽ giúp quy tụ các yếu tố: sinh thái, địa lý, tâm lý và mỹ thuật cho căn nhà. Loại kiến trúc này đặc biệt phù hợp với nhà phố, nhà ống, nhà nằm trong ngõ, hẻm.

Tiểu cảnh giếng trời là bộ phận đặc biệt quan trọng để tạo nên một giếng trời đẹp, hợp phong thủy

2.   Hai loại tiểu cảnh giếng trời phổ biến hiện nay

Tiểu cảnh khô 

Loại tiểu cảnh này có thiết kế đơn giản, gồm 3 yếu tố chính: đá, cây xanh và tượng đất sét trang trí. Khi chọn tiểu cảnh khô cho giếng trời, gia chủ dễ dàng chọn vị trí bởi yếu tố nước không được sử dụng. Để tạo ra một tiểu cảnh khô giếng trời đẹp gia chủ có thể kết hợp với non bộ, tranh đá, tường ốp đá và cây xanh hợp mệnh. Chú ý, cây xanh cần chăm tưới thường xuyên để không bị khô héo.

Tiểu cảnh nước 

Tiểu cảnh nước gồm các yếu tố của tiểu cảnh khô nhưng bổ sung yếu tố thủy (nước). Thông thường mọi người sử dụng thác nước cảnh trên non bộ, thác nước chảy trên tường đá hoặc bể cá dưới đáy giếng trời. Khi có thêm nước, tiểu cảnh sẽ sống động, uyển chuyển hơn. Tuy nhiên, gia chủ cần bố trí hệ thống thoát nước tốt để tránh nước ứ đọng sinh ra vi khuẩn, công trùng. Vì vậy, nước trong tiểu cảnh cần được thay rửa thường xuyên.

Thiết kế tiểu cảnh dưới giếng giúp cân bằng thẩm mỹ, tạo không gian sống động, hài hòa

3.   Các vấn đề phong thủy cần lưu ý khi xây dựng tiểu cảnh giếng trời

Khi xây dựng tiểu cảnh giếng trời, gia chủ cần phải tính đến cả yếu tố phong thủy. Cần ghi nhớ:

-    Tiểu cảnh cần đặt ở vị trí thông thoáng, nhiều ánh sáng. Thuật phong thủy kị đặt tiểu cảnh giếng trời về phía bắc căn nhà. Hướng này lạnh lẽo, có nhiều khí xấu ảnh hưởng đến công danh tài lộc.

-    Chọn vị trí tiểu cảnh ở cung tài lộc hoặc thiên mạng. Tùy vào tuổi gia chủ và hướng nhà mà các cung này nằm ở vị trí khác nhau.

-    Tiểu cảnh không có nước hợp với gia chủ mệnh kim, hỏa. Hai tuổi này kị nước (thủy).

-    Tiểu cảnh có nước hợp với gia chủ mệnh mộc. Mộc gặp thủy sẽ thuận lợi, sinh điềm lành.

-    Gia chủ mệnh thủy, thổ có thể chọn một trong hai loại tiểu cảnh này đều được.

-    Tiểu cảnh giếng trời phòng ăn (hành mộc) nên có nước và nhiều cây xanh để thủy mộc tương sinh, đem lại may mắn tài lộc. 

-    Với những không gian méo mó, gia chủ nên đặt giếng trời cùng tiểu cảnh ở góc méo mó đó. Đất không vuông thuộc hành hỏa, tiểu cảnh hành thổ, hỏa sinh thổ sẽ giúp tăng vận khí cho căn nhà.

Tiểu cảnh cùng giếng trời cần đặt ở vị trí thông thoáng, nhiều ánh sáng

Gia chủ cần ghi nhớ ngay những điều trên để thiết kế một tiểu cảnh giếng trời hoàn mỹ nhất. Một tiểu cảnh giếng trời đẹp không chỉ giúp không gian thông thoáng, đảm bảo thẩm mỹ mà còn tăng hưng khí cho ngôi nhà.

Hương Ly